Xe máy tay ga được chị em phụ nữ ưa thích và ngày càng phổ biến bởi sự tiện lợi mà dòng xe này mang lại. Nhưng trong số đó, chưa phải ai cũng biết cách điều khiển và bảo quản xe ga đúng cách...
Thói quen chưa tốt khi sử dụng xe ga hàng ngày không những làm giảm hiệu suất của động cơ mà còn khiến phụ tùng nhanh bị hao mòn, phải sửa chữa thường xuyên...Nhiều chiếc xe ga đã quá "nát" bởi thói quen sử dụng lâu năm nhưng theo kiểu "hết xăng mới đổ" khiến cho chủ nhân của nó phải tốn tiền sửa chữa thường xuyên như "chăm con mọn".
Sử dụng phanh đĩa trước là phanh chính
Nhiều vụ tai nạn lớn - nhỏ đã xảy ra do thói quen sử dụng phanh đĩa trước là phanh chính. Khi chiếc xe đang di chuyển với một tốc độ ổn định, có tình huống bất ngờ phía trước khiến nhiều chị em cảm thấy giật mình và dồn nhiều lực để bóp phanh trước, hành động này sẽ xe mất kiểm soát và quay một vòng, trong những tình huống này thì người điều khiển thường ngã xuống đường.
Phanh đĩa trước tuy an toàn nhưng nếu không sử dụng đúng cách sẽ rất nguy hiểm
Người sử dụng xe ga chưa sử dụng quen phanh đĩa trước nên đến các cửa hàng sửa xe máy và làm giảm bớt độ "ăn" của phanh, tránh các tình huống đáng tiếc xảy ra. Kinh nghiệm cho chị em phụ nữ khi gặp phải tình huống buộc phải giảm tốc độ là sử dụng cả phanh trước và phanh sau gần như cùng một lúc và bóp phanh vào dần, tránh các tình huống phanh gấp mà chỉ sử dụng phanh đĩa trước.
Điều khiển xe trong khi xăng gần cạn kiệt
Trước đây, khi xe ga chưa quá phổ biến, nhà sản xuất có đưa thêm một chi tiết vào xe máy giúp tiện lợi cho người sử dụng khi khởi động xe trong mùa lạnh và đặc biệt, còn giúp xe di chuyển thêm một quãng đường nhất định khi bình xăng đã cạn kiệt.
"Kéo le" là thuật ngữ chuyên môn giúp xe dễ khởi động nhờ cơ chế hòa trộn xăng và không khí ở mức cao hơn
Khi xe ga đã phổ biến trên thị trường thì chi tiết này trên xe không còn nữa. Thói quen khi gần cạn bình mới đổ xăng sẽ khiến động cơ phải "vất vả" để có đủ lượng xăng tiếp vào kim phun. Nhất là công nghệ trên xe máy hiện tại đã hỗ trợ phun xăng điện tử, khác với phun xăng cơ thông thường. Trong nhiều thời điểm, mặc dù bình xăng vẫn còn nhưng xe không thể khởi động được do lượng xăng chưa đủ để hệ thống có thể bắt đầu làm việc.
Vừa khởi động xe đã vội vàng... tăng ga
Đây là một thói quen cực kỳ hay mắc phải, nhất là đối với chị em phụ nữ khi điều khiển xe ga, và trong thời đại công nghệ phun xăng điện tử đang thịnh hành. Do nhu cầu cấp thiết của công việc như đưa con đi học, đi nhanh cho kịp giờ làm... đã vô tình khiến những chiếc xe dần bị hư hại, phải sửa chữa tốn kém.
Những chiếc xe ga không sử dụng công nghệ phun xăng điện tử gần như đã không còn thịnh hànhMỗi khi bật máy, đèn báo Fi sẽ bật sáng để kiểm tra các cảm biến và nạp nhiên liệu vào vòi bơm để chờ nổ máy. Khi đèn báo Fi tắt có nghĩa là xe đã sẵn sàng chờ ấn nút khởi động xe. Nếu người sử dụng xe có trang bị hệ thống phun xăng điện tử vì một lý do nào đó tăng ga trước khi đèn Fi tắt sẽ vô tình làm sai quy trình khởi động.
Chạy xe ở một tốc độ quá chậm
Thói quen di chuyển xe ở tốc độ quá chậm sẽ khiến xe sản sinh một lượng nhiệt lớn, khiến cho quạt làm mát tại vị trí két nước phải hoạt động liên tục, vừa gây tốn xăng vừa làm máy không được bền.
Quạt tản nhiệt ở két nước xe ga sẽ phải hoạt động liên tục để "hạ nhiệt" cho động cơ
Người sử dụng xe nên đi nhanh hơn để giúp lượng gió làm mát đến két nước nhiều hơn. Làm tăng tuổi thọ cho xe, khiến thời gian phải đổ nước làm mát diễn ra dài hơn.
Không có nhận xét nào