Liberty mới
tin-xe-may
Yamaha R6
Yamaha R6 - Nhìn lại chặng đường 19 năm của 'con ngựa bất kham'
Được nhiều anh em chơi xe trong nước ví von với biệt danh là 'con ngựa bất kham', bên cạnh việc sở hữu một sức mạnh vượt trội đến khó thuần, thì Yamaha R6 còn hấp dẫn những tín đồ của mình bởi một vẻ ngoài dữ dằn với những đường nét cắt xẻ táo bạo và vô cùng thể thao.
liberty mới
Yamaha R6 với phiên bản thành công nhất trong chặng đường 19 năm của mình.
Được chính thức giới thiệu từ năm 1998, mẫu YZF-R6 đã trải qua những chặng đường thay đổi để có thể đem đến sự thành công như ngày hôm nay, hãy cùng chúng tôi điểm lại chặng đường 19 năm với 6 bản cập nhật chính của mẫu xe thể thao hạng trung rất được ưa chuộng này.
1. Năm 1998:
Chính thức được giới thiệu lần đầu tiên vào tháng 9/1998, Yamaha R6 thế hệ đầu tiên này đã ngay lập tức tạo nên một làn gió mới cho thị trường xe thể thao thế giới ở phân hạng Supersport, và cũng ngay tại thời điểm đó Yamaha đã bán hơn 4.000 chiếc xe này tại Anh. Mẫu YZF-R6 đầu tiên này được trang bị khối động cơ 4 xy-lanh thẳng hàng với dung tích 599,8 cc, cho công suất tối đa 94,8 mã lực tại 12.500 vòng / phút và mô-men xoắn cực đại tại 57,2 Nm ở vòng tua 10.500 vòng/phút, Xe có trọng lượng khô là 181 kg.
2. Năm 2005:
Bên cạnh một vài thay đổi ở thiết kế bên ngoài, ở phiên bản 2005 này, Yamaha R6 được trang bị một hệ thống khung sườn mới, cặp phuộc hành trình ngược có đường kính 43 mm, cùm phanh xuyên tâm. Cùng với đó là một số nâng cấp nhằm tăng thông số của khối động cơ 4 xy-lanh với dung tích 599,8 cc, với công suất đầu ra 115 mã lực và mô-men xoắn là 60,6 Nm và xe có trọng lượng là 180 kg.
3. 2006:
Được xem là phiên bản cách mạng của mẫu YZF-R6 kể từ lần đầu tiên ra mắt và cũng là phiên bản tạo nên sự thành công của mẫu Supersport hạng trung cho đến ngày hôm nay. Ở phiên bản này, mẫu R6 sở hữu một vẻ ngoài vô cùng ấn tượng với tạo hình dữ dằn và hầm hố nhưng cũng không kém phần thể thao với thiết kế khí độc học đặc trưng của các mẫu xe tốc độ.
Bên cạnh đó, phiên bản này cũng được trang bị một khối động cơ hoàn toàn mới, vẫn là loại 4 xy-lanh thẳng hàng với dung tích 599,8 cc nhưng gắn trên mình công nghệ điều khiển bướm ga điện tử thế hệ mới Yamaha Chip Controlled Throttle (YCC-T), sản sinh công suất đầu ra lên đến 125 mã lực tại 14.500 vòng/phút. Trong khi hãng xe Nhật khẳng định rằng R6 có thể đạt được vòng tua 16,500 vòng/phút (mặc dù thực tế thì không đạt tới con số đó lắm) nhưng R6 2006 vẫn là một mẫu supersport ấn tượng, gào rú trên đường phố, hùng vĩ trên đường đua
4. Năm 2008:
Điểm nâng cấp nổi bật nhất ở phiên bản 2008 chính là bộ khung DeltaBox được điều chỉnh lại và cải tiến thêm độ vững chắc. Bên cạnh đó, khối động cơ trên mẫu R6 2008 cũng được trang bị thêm hệ thống kiểm soát quá trình nạp YCC-I kết hợp với bướm ga điện tử YCC-T, nhằm đem đến tỷ số nén lớn hơn (13:1) cho khối động cơ trên R6 để sản sinh công suất cực đại lên tới 127 mã lực tại 14.500 vòng/phút.
5. Năm 2010:
Nhằm để mang đến sự ổn định và an toàn hơn cho người lái thì ở phiên bản 2010, Yamaha đã giảm bớt mã lực của chiếc YZF-R6, từ 127 mã lực giảm xuống còn 122 mã lực tại vòng tua 14.500 vòng/phút và mô-men xoắn cực đại 57,5 Nm tại 11.500 vòng/phút, kết hợp với đó là hộp số 6 cấp độ, xe có trọng lượng khô là 166 kg.
6. Năm 2017:
Trải qua hơn 10 năm, Yamaha mới cho ra mắt một mẫu R6 với diện mạo hoàn toàn mới. Mẫu R6 2017 sở hữu một vẻ ngoài vô cùng ấn tượng được thiết kế theo phong cách của mẫu xe đàn anh R1 và mẫu xe đua M1 trên đường đua MotoGP. Không có nhiều nâng cấp ở sức mạnh của khối động cơ nhưng được bổ sung thêm một loạt công nghệ như hệ thống kiểm soát lực kéo, hệ thống sang số nhanh Quick-shifter, hệ thống chống bó cứng phanh ABS mới và đạt chuẩn quy định về khí thải Euro4.
liberty mới
Yamaha R6 với phiên bản thành công nhất trong chặng đường 19 năm của mình.
Được chính thức giới thiệu từ năm 1998, mẫu YZF-R6 đã trải qua những chặng đường thay đổi để có thể đem đến sự thành công như ngày hôm nay, hãy cùng chúng tôi điểm lại chặng đường 19 năm với 6 bản cập nhật chính của mẫu xe thể thao hạng trung rất được ưa chuộng này.
1. Năm 1998:
Chính thức được giới thiệu lần đầu tiên vào tháng 9/1998, Yamaha R6 thế hệ đầu tiên này đã ngay lập tức tạo nên một làn gió mới cho thị trường xe thể thao thế giới ở phân hạng Supersport, và cũng ngay tại thời điểm đó Yamaha đã bán hơn 4.000 chiếc xe này tại Anh. Mẫu YZF-R6 đầu tiên này được trang bị khối động cơ 4 xy-lanh thẳng hàng với dung tích 599,8 cc, cho công suất tối đa 94,8 mã lực tại 12.500 vòng / phút và mô-men xoắn cực đại tại 57,2 Nm ở vòng tua 10.500 vòng/phút, Xe có trọng lượng khô là 181 kg.
2. Năm 2005:
Bên cạnh một vài thay đổi ở thiết kế bên ngoài, ở phiên bản 2005 này, Yamaha R6 được trang bị một hệ thống khung sườn mới, cặp phuộc hành trình ngược có đường kính 43 mm, cùm phanh xuyên tâm. Cùng với đó là một số nâng cấp nhằm tăng thông số của khối động cơ 4 xy-lanh với dung tích 599,8 cc, với công suất đầu ra 115 mã lực và mô-men xoắn là 60,6 Nm và xe có trọng lượng là 180 kg.
3. 2006:
Được xem là phiên bản cách mạng của mẫu YZF-R6 kể từ lần đầu tiên ra mắt và cũng là phiên bản tạo nên sự thành công của mẫu Supersport hạng trung cho đến ngày hôm nay. Ở phiên bản này, mẫu R6 sở hữu một vẻ ngoài vô cùng ấn tượng với tạo hình dữ dằn và hầm hố nhưng cũng không kém phần thể thao với thiết kế khí độc học đặc trưng của các mẫu xe tốc độ.
Bên cạnh đó, phiên bản này cũng được trang bị một khối động cơ hoàn toàn mới, vẫn là loại 4 xy-lanh thẳng hàng với dung tích 599,8 cc nhưng gắn trên mình công nghệ điều khiển bướm ga điện tử thế hệ mới Yamaha Chip Controlled Throttle (YCC-T), sản sinh công suất đầu ra lên đến 125 mã lực tại 14.500 vòng/phút. Trong khi hãng xe Nhật khẳng định rằng R6 có thể đạt được vòng tua 16,500 vòng/phút (mặc dù thực tế thì không đạt tới con số đó lắm) nhưng R6 2006 vẫn là một mẫu supersport ấn tượng, gào rú trên đường phố, hùng vĩ trên đường đua
4. Năm 2008:
Điểm nâng cấp nổi bật nhất ở phiên bản 2008 chính là bộ khung DeltaBox được điều chỉnh lại và cải tiến thêm độ vững chắc. Bên cạnh đó, khối động cơ trên mẫu R6 2008 cũng được trang bị thêm hệ thống kiểm soát quá trình nạp YCC-I kết hợp với bướm ga điện tử YCC-T, nhằm đem đến tỷ số nén lớn hơn (13:1) cho khối động cơ trên R6 để sản sinh công suất cực đại lên tới 127 mã lực tại 14.500 vòng/phút.
5. Năm 2010:
Nhằm để mang đến sự ổn định và an toàn hơn cho người lái thì ở phiên bản 2010, Yamaha đã giảm bớt mã lực của chiếc YZF-R6, từ 127 mã lực giảm xuống còn 122 mã lực tại vòng tua 14.500 vòng/phút và mô-men xoắn cực đại 57,5 Nm tại 11.500 vòng/phút, kết hợp với đó là hộp số 6 cấp độ, xe có trọng lượng khô là 166 kg.
6. Năm 2017:
Trải qua hơn 10 năm, Yamaha mới cho ra mắt một mẫu R6 với diện mạo hoàn toàn mới. Mẫu R6 2017 sở hữu một vẻ ngoài vô cùng ấn tượng được thiết kế theo phong cách của mẫu xe đàn anh R1 và mẫu xe đua M1 trên đường đua MotoGP. Không có nhiều nâng cấp ở sức mạnh của khối động cơ nhưng được bổ sung thêm một loạt công nghệ như hệ thống kiểm soát lực kéo, hệ thống sang số nhanh Quick-shifter, hệ thống chống bó cứng phanh ABS mới và đạt chuẩn quy định về khí thải Euro4.
Không có nhận xét nào